Tàu khu trục hiện đại Tàu_khu_trục

HMS Daring (en), tàu khu trục phòng không Kiểu 45 của Hải quân Hoàng gia Anh.

Trong Hải quân Hoa Kỳ, tàu khu trục hoạt động hỗ trợ cho các nhóm tác chiến tàu sân bay, các đội tác chiến tàu nổi, đội đổ bộ và đội tiếp liệu. Tàu khu trục hiện đang được Hải quân Hoa Kỳ sử dụng thuộc lớp Arleigh Burke. Tàu khu trục thông thường (ký hiệu lườn DD) chủ yếu thực hiện vai trò chống tàu ngầm trong khi tàu khu trục tên lửa điều khiển (DDG) là những hạm tàu nổi đa nhiệm (chống tàu ngầm, phòng không và chống tàu nổi đối phương).

Việc bổ sung gần đây các bệ phóng tên lửa hành trình đã mở rộng đáng kể vai trò tấn công trên bộ của tàu khu trục. Do việc các tàu chiến có trọng lượng lớn hơn nói chung đang được rút khỏi phục vụ trong hạm đội, trọng lượng của các tàu khu trục đang có xu hướng gia tăng. Một tàu khu trục hiện đại thuộc lớp Arleigh Burke có trọng lượng tương đương một tàu tuần dương hạng nhẹ thời Thế Chiến II.

Hải quân Hoàng gia Anh hiện tại đang sử dụng năm tàu khu trục Kiểu 42. Những chiếc này sẽ được thay thế bởi tàu khu trục Kiểu 45 mới hoặc lớp Daring, vốn sẽ có trọng lượng rẽ nước vào khoảng 7.200 tấn. Dự định lớp này sẽ bao gồm sáu chiếc, và hiện tại hai chiếc đã được đưa vào phục vụ. Chúng sẽ được trang bị những phiên bản Anh Quốc của tên lửa phòng không PAAMS và radar SAMPSON của hãng BAE Systems.

Forbin (D620) (en), tàu khu trục phòng không thuộc lớp Horizon của Hải quân Pháp.

Hải quân PhápHải quân Ý (Marina Militare) mỗi nước sử dụng hai tàu khu trục lớp Horizon. Những tàu chiến tàng hình này được trang bị tên lửa đối hạm Exocet và tên lửa đất-đối không Aster. Hải quân Ý hiện cũng đang sử dụng hai tàu khu trục Luigi Durand de la Penne.

HMCS Algonquin, tàu khu trục phòng không Canada thuộc lớp Iroquois

Hải quân Canada hiện sử dụng những tàu khu trục thuộc lớp Iroquois gồm bốn chiếc, có khả năng chở theo máy bay trực thăng và trang bị tên lửa điều khiển phòng không. Nguyên thủy chúng được trang bị cho hoạt động chống tàu ngầm, nhưng toàn bộ lớp này trải qua một đợt tái trang bị lớn trong Chương trình Nâng cấp và Hiện đại hóa lớp Tribal (TRUMP) trong những năm 1990. Việc tái trang bị này làm thay đổi mục đích của chúng cho việc phòng không, và hiện tại chúng được phân loại như là tàu khu trục phòng không khu vực.

Tàu khu trục INS Delhi (D61) của Hải quân Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ sử dụng ba tàu khu trục thuộc lớp Delhi. Chúng được trang bị tên lửa chống hạm Kh-35 với tầm hoạt động lên đến 130 km, nhưng sẽ được thay thế bằng tên lửa hành trình Brahmos. Hệ thống tên lửa đối không SA-N-7 Gadfly (Shtil) được trang bị để đối phó với mối đe dọa từ trên không. Hệ thống tên lửa phòng thủ điểm Barak đã được trang bị trên chiếc Delhi và sẽ nhanh chóng được trang bị cho hai chiếc còn lại của lớp. Những tàu khu trục này cũng mang theo rocket RBU-6000 dành cho nhiệm vụ chống tàu ngầm, và được cung cấp năm ống phóng ngư lôi 533 mm có khả năng phóng các ngư lôi SET-65E, Kiểu 53-65. Chúng cũng có thể chở theo hai máy bay trực thăng Sea King. Lớp Delhi sẽ được bổ sung bởi lớp tàu khu trục Kolkata, chiếc đầu tiên được hạ thủy vào tháng 3 năm 2006.

Tàu khu trục Kiểu 052C của Hải quân Quân giải phóng Trung Quốc

Hải quân Quân giải phóng Trung Quốc gần đây đã đưa vào hoạt động một số tàu khu trục mới hiện đại bổ sung cho bốn chiếc thuộc lớp Sovremenny. Ba lớp tàu mới đã được hạ thủy kể từ năm 2003, bao gồm tàu khu trục Kiểu 052B (Luyang), Kiểu 052C (Luyang II) và Kiểu 051C (Luzhou). Hai kiểu sau được trang bị các loại tên lửa phòng không tầm xa, kiểu HQ-9 nội địa và loại S-300 của Nga tương ứng. Người ta dự đoán rằng một khi Hải quân Trung Quốc hài lòng với một trong số hai thiết kế nói trên (052C hay 051C), nó sẽ được chọn để sản xuất hàng loạt như là thế hệ tiếp theo của tàu khu trục phòng không tiên tiến của Trung Quốc.

Tàu khu trục ROKS Sejong Đại đế (DDG 991) của Hải quân Cộng hoà Hàn Quốc

Hải quân Đại Hàn Dân quốc sử dụng nhiều lớp tàu khu trục bao gồm lớp Sejong Đại đế (KDX-III) và lớp Chungmugong Yi Sun-sin (KDX-II). KDX-III được trang bị hệ thống tác chiến Aegis, hệ thống vũ khí tiếp cận Goalkeeper CIWS, tên lửa hành trình Hyunmootên lửa đối hạm Hae Sung.

Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản sử dụng các lớp tàu khu trục AtagoKongō, cả hai đều được trang bị hệ thống tác chiến Aegis.

Hải quân Nga và Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sử dụng tàu khu trục lớp Sovremenny, gồm những tàu khu trục tên lửa lớn đa nhiệm. Chúng vận hành bằng nồi hơi đốt dưới áp lực, có khả năng đạt đến tốc độ vượt quá 56 km/h (30 knot). Vũ khí trang bị cho chúng bao gồm tám tên lửa đối hạm SS-N-22 Sunburn, những bệ phóng dành cho tên lửa đối không SA-N-7 Gadfly và hai khẩu hải pháo tự động AK-130 nòng đôi 130 mm có thể bắn đạn pháo dẫn đường bằng laser. Trong khi chúng cũng mang theo ống phóng ngư lôi 533 mm và ống phóng rocket RBU-6000 để sử dụng chống tàu ngầm, nhiệm vụ chủ yếu của chúng là tấn công các hạm tàu nổi đối phương. Tên lửa đối không mà chúng mang theo có chế độ hoạt động mặt biển, và cả pháo 130 mm lẫn ngư lôi đều hữu ích để chống lại tàu nổi ở khoảng cách gần.

Tàu chiến lớp Udaloy của Nga

Tàu khu trục hiện đại nhất được Hải quân Nga sử dụng hiện nay là lớp Udaloy có từ đầu thập niên 1980. Chúng có trọng lượng rẽ nước khoảng 7.900 tấn khi đầy tải, có thể di chuyển ở tốc độ 65 km/h (35 knot), và có tầm hoạt động tối đa 19.450 km (10.500 hải lý) ở vận tốc đường trường 26 km/h (14 knot). Lớp Udaloy nguyên thủy (Udaloy I) được thiết kế cho vai trò chống tàu ngầm, vốn có thể nhận thấy qua hai ống phóng bốn nòng dành cho tên lửa Metel (SS-N-14), hai ống phóng bốn nòng 533 mm (21 inch) được dùng cho ngư lôi Kiểu 53 trên lớp Udaloy I hoặc tên lửa RPK-2 Viyuga (SS-N-15) trên lớp Udaloy II, và hai ống phóng RBU-6000 chống tàu ngầm. Lớp Udaloy II là kiểu tàu khu trục đa nhiệm duy nhất của Nga, tương đương với lớp Arleigh Burke của Mỹ. Vũ khí trang bị cho lớp Udaloy II đã được cải biến. Tên lửa Metel được thay thế bằng tám tên lửa đối hạm siêu thanh P-270 Moskit (SS-N-22 Sunburn); và cho mục đích phòng không, mỗi chiếc Udaloy trang bị bốn hệ thống vũ khí tiếp cận (CIWS) AK-630 bố trí song song với nhau ở giữa tàu. Chúng còn có hai hệ thống vũ khí tiếp cận Kashtan, mỗi hệ thống có khả năng đối đầu tự động với sáu mục tiêu bằng chính vũ khí của nó là hai khẩu súng gatling GSh-6-30 hoặc bốn tên lửa đất-đối-không 9M311 (SS-N-11). Cuối cùng, 64 tên lửa đất–đối-không phòng thủ điểm tầm trung 3K95 Kinzhal (SS-N-9) có thể khai hỏa từ hệ thống phóng thẳng đứng. Hiện nay, có tổng cộng tám tàu khu trục lớp Udaloy đang hoạt động, bảy trong số đó thuộc lớp Udaloy I và một chiếc lớp Udaloy II.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tàu_khu_trục http://www.historialago.com/av_0110_d_destructor_t... http://www.maritimequest.com/warship_directory/jap... http://homepage2.nifty.com/nishidah/stc0644.htm http://www.popsci.com/archive-viewer?id=PiEDAAAAMB... http://www.severnoe.com/en/news/publications/asian... http://www.spanamwar.com/Vilamil.htm#prof http://www.williammaloney.com/Aviation/DestroyerJo... http://www.williammaloney.com/Dad/WWII/DestroyerEs... http://www.defenselink.mil/releases/2006/nr2006040... http://www.globalsecurity.org/military/systems/shi...